Categories: Tin tức

9 hiểu lầm về men vi sinh hiện nay

Vì những lợi ích mang lại cho sức khỏe của các con nên men vi sinh đang được rất nhiều ba mẹ ưa chuộng. Tuy nhiên, vì những “hiểu lầm” không đáng có về men vi sinh đã dẫn đến việc lựa chọn sản phẩm phẩm kém an toàn và hiệu quả sử dụng không đạt như mong muốn.
Vì vậy, để hiểu đúng về men vi sinh, các ba mẹ đừng quên theo dõi bài viết dưới đây.

1. Nhầm lẫn giữa loài và chủng vi khuẩn

WHO có khuyến cáo: Việc xác định được “chủng” vi khuẩn là cần thiết để biết được tác dụng của Probiotics. Còn WGO khuyến cáo: Các tác dụng của Probiotics chỉ được biết khi phân lập đến cấp “Chủng” chứ không phải là cấp “Loài”.
Trong khi WHO và WGO khuyến cáo như vậy thì bạn có bất ngờ không khi biết là thực tế ở Việt Nam mình có rất ít (đếm trên đầu ngón tay) những sản phẩm được phân lập tới cấp “Chủng”, hầu hết mới chỉ phân lập ở cấp “Loài”.

Cách phân biệt thành phần của 1 men vi sinh là Loài hay “Chủng” khá dễ dàng, nhưng lại ít người biết.

Ví dụ: Lactobacillus reuteri DSM 17938 – hiểu là Chủng “DSM 17938” thuộc Loài “reuteri” nằm trong Chi “Lactobacillus”.
Tên của vi khuẩn thể hiện ngay nó là “Loài” hay “Chủng”. Hầu hết những cái tên đều được chia làm 3 phần là Chi – Loài – Chủng, nếu bạn chỉ thấy nó có 2 phần, tức là khả năng cao nó mới chỉ được phân lập ở cấp “Loài” thôi. Các sản phẩm phân lập ở cấp “Chủng” rất hiếm trên cả Thế Giới chứ không chỉ ở Việt Nam, chỉ riêng việc phân biệt được sản phẩm nào đã phân lập tới cấp “chủng”, đã giúp bạn lựa chọn được sản phẩm tốt hơn nhiều.

2. Số lượng vi khuẩn càng nhiều càng tốt

Nếu bạn đang có suy nghĩ “men vi sinh càng nhiều vi khuẩn thì càng tốt”, bạn cần loại bỏ nó ngay lập tức. Theo khuyến cáo của tổ chức WHO, liều 10^8 CFU (đơn vị vi khuẩn) tức 100 triệu lợi khuẩn là số lượng lợi khuẩn “đủ”.

Số lượng vi khuẩn nhiều chưa chắc mang lại tác dụng lớn hơn. Mặt khác, khi sử dụng một men vi sinh có quá nhiều vi khuẩn, mà vi khuẩn đó chưa được phân lập kỹ thì còn làm bạn dễ bị loạn khuẩn.

Số lượng không phải tiêu chí đánh giá men vi sinh là tốt, chỉ có một tiêu chí liên quan đến số lượng là “Còn Sống”. Theo tiêu chí này thì số lượng “còn sống” sau khi dùng cần đạt ít nhất 10^8 đơn vị vi khuẩn và vi khuẩn đó phải được phân lập tới chủng.

3. Rất nhiều men vi sinh không đạt tiêu chí còn “sống” của WHO

Theo khuyến cáo của WHO, men vi sinh cần đưa ra được bằng chứng là nghiên cứu lâm sàng về việc vi khuẩn của họ “còn sống” sau khi bổ sung vào cơ thể người.

Không quan trọng bạn bổ sung hàng tỉ lợi khuẩn?
Quan trọng là số lượng còn sống phải tối thiểu bằng 10^8 (100 triệu đơn vị).

Điều này có nghĩa là khi bạn sử dụng hàng tỉ đơn vị, nhưng nếu sản phẩm đó không có bằng chứng về việc sống sót của vi khuẩn sau khi sử dụng? Bạn không chắc nhận đủ 100 triệu vi khuẩn.

4. Tất cả men vi sinh đều là probiotic

Trên Thế Giới, sử dụng Probiotic đang là giải pháp mới cho sức khỏe con người, hiệu quả cao và an toàn hơn so với sử dụng thuốc.

Theo xu hướng này, tại Việt Nam cũng xuất hiện vô số các sản phẩm “men vi sinh” khiến người dùng khó phân biệt được đâu là sản phẩm tốt.

WHO (tổ chức Y Tế Thế Giới) và WGO (tổ chức Tiêu Hóa Thế Giới) là 2 tổ chức đứng ra định nghĩa về Probiotic (men vi sinh), theo tiêu chuẩn của họ thì phần lớn “men vi sinh” trên thị trường Việt Nam KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ PROBIOTIC. Những men vi sinh chưa được phân lập rõ Chi – Loài – Chủng, chưa được nghiên cứu lâm sàng chứng minh an toàn và hiệu quả thì không phải Probiotic.

5. Men vi sinh có công nghệ sản xuất tốt thì là tốt?

Điều này là SAI.

Bạn đã từng thấy những quảng cáo men vi sinh nói rằng họ sử dụng công nghệ “bao phim”? Hay “bào tử vi khuẩn”… do đó họ kết luận: vi khuẩn trong sản phẩm của họ chắc chắn có tỉ lệ sống sót cao hơn.

WHO không đánh giá men vi sinh là tốt vì được sản xuất bởi công nghệ tốt.

Để được xem là “tốt”, men vi sinh cần đưa ra được bằng chứng là những nghiên cứu chỉ ra rằng sản phẩm của họ “còn sống” sau khi được bổ sung vào cơ thể người.

Những sản phẩm cố tình quảng cáo về “công nghệ sản xuất” – thực chất có thể họ không có bằng chứng đạt tiêu chí “Còn sống”.

6. Men vi sinh nhập khẩu không phù hợp với cơ địa người Việt?

Có một số ý kiến cho rằng “men vi sinh nhập khẩu thì không phù hợp với cơ địa người Việt” và “men vi sinh sản xuất trong nước mới phù hợp với cơ địa người Việt”. Điều này là phản khoa học, vi phạm khuyến cáo “không được ngoại suy về Probiotic” của WHO.

Bản thân một Probiotic (men vi sinh) tốt luôn luôn chỉ ra được công dụng qua các nghiên cứu lâm sàng trên người, ở các đối tượng nghiên cứu cụ thể. Chỉ có nghiên cứu lâm sàng mới kết luận được men vi sinh có tác dụng như thế nào và dùng trên đối tượng nào. Chính vì thế, sự phù hợp hay không phù hợp cần phải được căn cứ theo kết luận nghiên cứu lâm sàng chứ không dựa trên sự quy chụp thiếu căn cứ hay các quan điểm không đưa ra bằng chứng.

7. Nhầm lẫn giữa men vi sinh và men tiêu hóa

Đôi khi chúng ta thường nhầm lẫn giữa men vi sinh và men tiêu hóa. Tuy nhiên, về mặt khoa học, 2 loại này hoàn toàn khác nhau về bản chất. Lý do của sự nhầm lẫn này là do từ tiếng Anh “Probiotic” đã bị dịch sang tiếng Việt là “men”, theo quan điểm về góc độ chuyên môn chúng ta nên giữ nguyên là Probiotic.

Men tiêu hóa như Amylase, Protease, Lipase… là các men tiêu hoá do các tuyến tiêu hoá trong cơ thể tiết ra. Men tiêu hoá có vai trò tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng, ví dụ: Amylase tiêu hóa tinh bột, Protease cắt các liên kết để tiêu hóa chất đạm, Lipase giúp tiêu hóa chất béo… Men tiêu hóa được sử dụng trong các bệnh lý như viêm tuỵ mãn, cắt dạ dày, thiếu hụt men…

Men vi sinh (probiotic) như Lactobacillus reuteri, Bifidobacterium là các vi sinh vật sống có lợi (còn gọi là lợi khuẩn). Men vi sinh có vai trò cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ khỏi tác nhân gây bệnh, sản sinh vitamin (B, K…). Men vi sinh được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, colic (khóc dạ đề)… hoặc sử dụng dự phòng để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

8. Công dụng của men vi sinh là giống nhau

Khi được hỏi về công dụng của men vi sinh là gì?
Rất nhiều người trả lời rằng: “men tốt cho hệ tiêu hóa”.

Không phải men nào cũng giống nhau, mỗi chủng vi khuẩn có một công dụng khác nhau, cả WHO và WGO đều khuyến cáo như vậy. Do đó, công dụng của men vi sinh là các kết luận sau nghiên cứu lâm sàng của sản phẩm đó.

Bạn có biết có những sản phẩm men vi sinh chuyên dành cho sức khỏe răng miệng? có những men chuyên cho hệ tiêu hóa? có men lại chuyên phòng bệnh đường hô hấp?
Hãy lựa chọn men vi sinh đã được nghiên cứu lâm sàng chỉ ra công dụng.

9. Men vi sinh có thể tự ý dùng được?

Có nên tự ý bổ sung men vi sinh hay không là băn khoăn của không ít người khi sản phẩm này ngày càng trở nên phổ biến. Không phải tất cả các men vi sinh đều có chung một công dụng, do đó, việc tự ý sử dụng men vi sinh cần phải được xem xét cẩn thận dựa trên thông tin và bằng chứng an toàn trên chính sản phẩm người dùng lựa chọn.

Men vi sinh có thể tự ý dùng được

Có một số loại có thể tự ý bổ sung, không cần sự chỉ định của bác sĩ và có thể dùng lâu dài, hàng ngày. Cũng có một số loại chỉ được dùng khi có chỉ định và kéo dài trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, men vi sinh cũng được dùng trên các đối tượng khác nhau tùy theo từng hãng sản phẩm. Có những loại được dùng ngay khi sinh ra, từ 6 tháng tuổi hoặc 12 tháng tuổi trở lên…
Hãy hỏi những người có chuyên môn các thông tin về cách dùng, đối tượng sử dụng để dùng men vi sinh an toàn và hiệu quả.

Hi vọng, với những kiến thức trên sẽ phần nào giúp ba mẹ hiểu đúng hơn về men vi sinh. Lựa chọn cho bé những sản phẩm an toàn, chất lượng để bảo vệ sức khỏe.

biogaiavietnam

Recent Posts

Hướng dẫn cách dùng BioGaia đúng chuẩn

BioGaia Protectis là sản phẩm sản xuất 100% từ Thụy Điển, được lưu hành từ…

3 năm ago

Thanh trắng bên trong lọ BioGaia là gì?

Có rất nhiều ba mẹ giât mình, khi sử dụng BioGaia lại phát hiện ra…

3 năm ago

Dùng BioGaia ở thời điểm nào tốt nhất?

Dùng BioGaia ở thời điểm nào trong ngày tốt nhất? là câu hỏi được rất…

3 năm ago

Nghiên cứu với L.reuteri Protectis trên trẻ sơ sinh bị đau bụng co thắt “infant colic”

Thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược, mù đôi này đã được…

3 năm ago

L.reuteri Protectis giảm tiêu chảy ở trẻ em bán trú

Đây là nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng giả dược được thực hiện…

3 năm ago

L.reuteri Protectis ngăn ngừa viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non có nguy cơ cao

Trong một phân tích hồi cứu tuần tự, hồ sơ bệnh án của 311 trẻ…

3 năm ago

This website uses cookies.